Rất nhiều người gặp phải rắc rối khi mọc răng khôn số 8 và có ý định muốn nhổ bỏ. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào? Cách phục hồi tốt sau khi nhổ?
1. Nhổ răng khôn số 8 như thế nào?
Theo nhiều chuyên gia nha khoa, thời điểm nhổ răng khôn số 8 tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi. Khi đó, chân răng mới hình thành được 2/3 nên thuận lợi cho việc phục hồi. Sau độ tuổi này, tất cả các mô xương trong cung hàm đã dần hoàn thiện và trở nên cứng cáp, khiến việc tiểu phẫu diễn ra khó khăn. Chưa kể, quá trình hồi phục của các mô xương cũng diễn ra lâu hơn.
Trước khi tiến hành tiểu phẫu răng khôn, bạn sẽ được khám tổng quát một cách cẩn thận nhằm đánh giá tình trạng chung về sức khỏe, tránh những nguy cơ đáng tiếc. Ngoài việc khám chi tiết về tình trạng răng miệng, Bác sĩ còn phải xét nghiệm thêm những chỉ số quan trọng khác như huyết áp, tốc độ đông máu… Đặc biệt, người mắc bệnh về tim mạch phải được tham vấn kỹ càng từ các Bác sĩ chuyên môn khác trước khi tiến hành nhổ răng khôn.
Phương pháp chụp X-quang được sử dụng để xác định chính xác vị trí chân răng trong cung hàm. Nhờ đó, Bác sĩ có thể chẩn đoán và sử dụng cách thức tiểu phẫu phù hợp với từng tình trạng răng như: răng mọc lệch, mọc ngầm, đâm ngang…Quá trình tiểu phẫu được diễn ra như sau:
- Súc miệng bằng dung dịch khử trùng chuyên dụng trước khi tiến hành.
- Bác sĩ gây tê một phần hoặc toàn bộ nhằm tránh cơn đau dữ dội trong quá trình nhổ răng.
- Bác sĩ rạch nướu răng, nơi mọc răng khôn.
- Sau khi tách nướu bộc lộ xương, Bác sĩ sẽ mài một ít xương mặt ngoài quanh cổ răng khôn, khoan chia cắt từng phần răng để lấy ra.
- Cuối cùng là công đoạn khâu đường rạch nướu.
Thông thường, quy trình nhổ răng khôn diễn ra khoảng 20 phút, có thể nhanh hoặc lâu hơn tùy vào tay nghề của Bác sĩ và mức độ phức tạp của răng khôn.
BẠN ĐANG CÓ NHU CẦU MUỐN NHỔ RĂNG KHÔN?
2. Phục hồi và chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn số 8
Thời gian phục hồi sau khi nhổ răng khôn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn có cách phục hồi và chăm sóc răng miệng hợp lý thì sẽ đẩy nhanh quá trình khôi phục chức năng răng hàm, và có thể ăn nhai trở lại bình thường.
Chế độ ăn uống
Sau nhổ răng nên sử dụng thực phẩm mềm và lỏng để tránh ảnh hưởng đến vết khâu ở mô răng, như: súp đầy đủ hương vị, sinh tố, thực phẩm giàu canxi (sữa chua, pho mát, rau củ nghiền)…tốt cho quá trình chữa lành các mô xương, hạn chế viêm nướu.
Một số thực phẩm cần tránh vì ảnh hưởng đến quá trình lành vết khâu sau tiểu phẫu: thực phẩm cứng và dai, thực phẩm chứa nhiều đường (bánh kẹo, nước ngọt), thực phẩm có tính axit cao (trái cây họ cam quýt, việt quất, mận…), món ăn chiên xào, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Đồng thời cần tuyệt đối nói “Không” với các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) vì chúng làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng về răng miệng, đặc biệt trong hoàn cảnh mô răng đang bị suy yếu sau tiểu phẫu.
Thời gian nghỉ ngơi và thói quen sinh hoạt
Bình thường, sau nhổ răng khôn số 8, bạn cần dành 1-2 ngày để hồi phục. Tuy nhiên, thời gian hồi phục có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cuộc tiểu phẫu. Ngoài chế độ ăn uống, bạn cần hạn chế lao động với cường độ cao và thay đổi thói quen sinh hoạt. Điển hình là thói quen uống ống hút, vì có thể gây ra tình trạng khô ổ răng, ảnh hưởng xấu đến quá trình lành vết khâu. Trên hết, bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của Bác sĩ trong thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn.
Nhìn chung, quy trình nhổ răng khôn số 8 thường xảy ra không quá dài nhưng đòi hỏi tay nghề của Bác sĩ cao, nhằm nhổ bỏ răng khôn thuận lợi và hạn chế các biến chứng. Vì vậy, việc đến các bệnh viện uy tín, chất lượng cao sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho người gặp vấn đề về răng khôn, đang có nhu cầu nhổ bỏ.
Chi phí cho nhổ răng khôn là bao nhiêu?
Chi phí nhổ răng khôn tại Tâm Nhất giá giao động từ 500.000đ/răng -1,500,000đ/răng tùy độ khó và vị trí của răng. Về chi phí của răng cần đến khám trực tiếp và kiểm tra thông qua phim CT để có chi phí cụ thể hơn bạn nhé.