Niềng răng là dịch vụ nha khoa thẩm mỹ được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm giúp hàm răng trở nên đều đặn và mang đến nụ cười duyên dáng. Thế nhưng vẫn có rất nhiều người thắc mắc liệu niềng răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Niềng răng có rất nhiều lợi ích nếu thực hiện đúng kỹ thuật
Nha khoa Tâm Nhất xin khẳng định với bạn là niềng răng không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe nếu được thực hiện đúng quy trình, bởi nha sĩ có tay nghề cao, được áp dụng công nghệ niềng răng chỉnh nha hiện đại. Sẽ là có hại và phát sinh những biến chứng nếu niềng răng bị áp dụng sai phương pháp, không đảm bảo quy trình và thực hiện tại những cơ sở nha khoa không uy tín.
Bản chất của niềng răng chỉ là sắp xếp, di chuyển răng về vị trí mong muốn mà không gây xâm lấn đến răng thật như khi bọc răng sứ phải mài cùi răng. Các mắc cài răng sẽ tạo những lực kéo nhỏ di chuyển răng từ từ về vị trí mong muốn không làm ảnh hưởng xấu đến răng miệng. Sau khi niềng răng, hàm răng sẽ đều đẹp hơn, giúp ngừa bệnh lý răng miệng hiệu quả. Về độ thẩm mỹ, niềng răng sẽ cho hiệu quả làm đẹp cao nhất, và bạn có thể tự tin nói chuyện cũng như khi ăn uống.
Phương pháp niềng răng – dù là niềng răng mắc cài hay không mắc cài – không gây cảm giác đau đớn gì, chủ yếu là lúc đầu khi mới gắn mắc cài hay khay tháo lắp có thể cảm thấy không quen, khó chịu hay bị vướng víu ở phần má và môi. Sau một thời gian, cảm giác ấy sẽ mất đi khi bạn đã quen dần với sự có mặt của mắc cài hay khay niềng trong khoang miệng.
Nguy cơ gây hại đến sức khỏe nếu niềng răng sai kỹ thuật
Niềng răng sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như áp dụng sai quy trình, thực hiện sơ sài ở cơ sở nha khoa không uy tín, các bước thực hiện cẩu thả, quá trình kiểm soát và theo dõi chỉnh nha không tốt, áp dụng kỹ thuật không đảm bảo… Một số trường hợp điển hình như:
- Dùng lực kéo răng không phù hợp gây đau khi răng di chuyển.
- Bác sĩ dùng lực quá mạnh có thể làm tụt lợi, tiêu xương ổ và sai khớp cắn ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm sau này.
- Một số trường hợp sau khi niềng răng làm mất đi sự hài hòa vốn có giữa răng và khuôn mặt.
- Bác sĩ chẩn đoán sai dẫn đến gắn mắc cài sai, điều trị không hiệu quả, khiến nụ cười bị méo mó, răng ê buốt mỗi khi ăn đồ nóng lạnh…
Ngoài ra, chăm sóc răng miệng trong khi mang niềng răng không đảm bảo cũng làm bám đọng cặn thức ăn, gây ra cao răng và sâu răng, ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.
Niềng răng là cần thiết nếu như bạn muốn có một hàm răng đều và đẹp. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể thự hiện mà chỉ áp dụng đối với các trường hợp được bác sĩ chỉ định. Bởi nếu niềng răng không tốt sẽ gây ra một số nguy cơ có hại cho sức khỏe răng miệng mà hậu quả lớn nhất có thể là mất răng sớm sau niềng răng.
Do đó, trước khi quyết định niềng răng hay không, chúng ta cần đến một địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra. Chỉ niềng răng khi được bác sĩ chỉ định và tuân thủ theo đúng quy trình niềng răng mà bác sĩ đưa ra thì bạn sẽ thôi lo lắng niềng răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không.
4 LÝ DO NÊN NIỀNG RĂNG CẢ 2 HÀM BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA
Đồng ý với bạn rằng cũng có không ít trường hợp niềng răng 1 hàm vẫn cho hàm răng đều đẹp như ý muốn. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do rất chính đáng để bạn nên niềng răng cả 2 hàm nhằm đảm bảo khuôn miệng đạt được tỷ lệ chuẩn với cả khuôn mặt.
1/ Niềng răng 2 hàm cho hiệu quả thẩm mỹ tối ưu
Niềng răng sẽ giúp sắp xếp lại vị trí các răng trên cung hàm sao cho ngay ngắn và hợp lý, và được áp dụng cho nhiều trường hợp như hô, móm, mọc lệch, chen chúc… Tùy vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn niềng răng 1 hàm hay niềng răng 2 hàm, miễn sao mang lại hiệu quả cao nhất. Theo đó sẽ có nhiều loại niềng răng để bạn chọn: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt trong, niềng răng không mắc cài invisalign…
Niềng răng chỉ được xem là hiệu quả khi thỏa mãn điều kiện: sau khi niềng răng, cả 2 hàm phải hài hòa với nhau, còn nếu bạn niềng răng 1 hàm thì hàm răng được niềng vẫn đảm bảo hài hòa với hàm răng không được niềng. Dù xét ở khía cạnh nào thì trường hợp niềng 1 hàm chắc chắn khó có thể cho hiệu quả thẩm mỹ cao bằng niềng răng 2 hàm.
2/ Niềng 2 hàm để dễ điều chỉnh tương quan khớp cắn
Thường các trường hợp khiến bạn phải đi niềng răng đều có tình trạng sai khớp cắn. Niềng răng không chỉ cải thiện tình trạng răng miệng mà còn phải đảm bảo khớp cắn giữa hai hàm ăn khớp với nhau, không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, cắn xé thức ăn của bạn. Đó là lý do quan trọng bạn nên niềng răng cả 2 hàm.
Giả sử như bạn chỉ có một hàm hô, lệch hay không đều… và chỉ niềng răng 1 hàm, khớp cắn của hàm được niềng sẽ di chuyển, trong khi khớp cắn của hàm không niềng vẫn giữ nguyên. Điều này có thể dẫn tới tình trạng không ăn khớp khi bạn cắn 2 hàm lại với nhau và bạn không thể ăn nhai được.
3/ Niềng răng 2 hàm để giúp khuôn mặt trở nên hài hòa, thanh thoát
Như bạn cũng biết, niềng răng là phương pháp sử dụng những khí cụ chỉnh nha đeo lên răng nhằm tác động một lực kéo từ từ lên toàn bộ cung hàm, giúp các răng được điều chỉnh đến vị trí thích hợp. Niềng răng không chỉ đơn giản là điều chỉnh răng mà còn điều chỉnh cả thẩm mỹ khuôn mặt, nhằm đảm bảo sự hài hòa sau khi đã được niềng chỉnh. Bạn nhờ đó cũng dễ được bác sĩ điều chỉnh xương hàm hài hòa, giúp khuôn mặt trở nên thon gọn, thanh thoát hơn.
4/ Bác sĩ có thể dễ dàng kiểm soát trong quá trình niềng răng cho bạn
Niềng răng 2 hàm không chỉ mang lại cho bạn hàm răng đều đẹp thẩm mỹ, giải quyết tối ưu tình trạng sai lệch khớp cắn, giúp cung hàm cân xứng với nhau hơn sau khi điều trị mà còn giúp bác sĩ dễ dàng kiểm soát trong quá trình điều trị cho bạn. Bởi lẽ, trong thời gian niềng răng 1 – 2 năm, răng bạn sẽ dịch chuyển liên tục. Và định kỳ 4 – 6 tháng, bạn phải đến tái khám để được bác sĩ kiểm tra và theo dõi quá trình dịch chuyển của răng, đồng thời thay dây thun định hình và dây cung để tăng lực kéo cho răng cố định ở vị trí mong muốn.
Niềng răng 1 hàm hay niềng răng 2 hàm còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn và sự chỉ định của bác sĩ nhưng nếu đã cất công đi niềng răng làm đẹp hà cớ gì bạn lại không muốn có được nụ cười đẹp hoàn hảo nhỉ?