NHA KHOA TÂM NHẤT

DENTAL AND MORE

Phải làm sao khi bọc răng sứ bị ê buốt?

Hiện tượng bọc răng sứ bị ê buốt thường xảy ra bởi những nguyên nhân như nướu chưa đủ thời gian để thích nghi, không đều trị được hết tủy răng, bác sĩ mài quá nhiều men răng hoặc là do thói quen nghiến răng khi ngủ,… Để có thể khắc phục được tình trạng này thì nên sử dụng giải pháp nào? Cùng nha khoa Tâm Nhất tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp khi răng bị ê buốt sau khi bọc răng sứ.

Nguyên nhân khiến bị ê buốt sau khi bọc răng sứ

Hiện tượng răng bị ê buốt sau khi bọc răng sứ là tình trạng thường xảy ra sau khi thực hiện bọc răng sứ bởi những nguyên nhân như nướu chưa đủ thời gian để thích nghi, không điều trị được hết tủy răng, mài quá nhiêu men răng,…

 

  1. Nướu chưa đủ thời gian để thích nghi

Sau khi lắp mão răng sứ thì nướu vẫn đang trong thời gian thích nghi với chất liệu răng sứ mới. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng răng bị ê buốt sau khi thực hiện bọc răng sứ. Phải mất một khoảng thời gian thì mão răng sứ mới có thể thích nghi được với nướu. Khi đó thì tình trạng răng bị ê buốt sau khi bọc sứ sẽ biến mất. Bạn có thể ăn huống và sinh hoạt trở lại như bình thường.

  1. Điều trị chưa hết tủy răng

Điều trị tủy răn chưa dứt điểm sẽ khiến ảnh hưởng đến răng sau khi bọc răng sứ

Điều trị tủy răn chưa dứt điểm sẽ khiến ảnh hưởng đến răng sau khi bọc răng sứ

Nếu như tủy răng gặp vấn đề trước khi thực hiện bọc răng sứ thì bác sĩ cần phải thực hiện điều trị hết mới có thể tiến hành bọc răng sứ được. Bác sĩ sẽ phải sử dụng những dụng cụ và thiết bị cần thiết để có thể loại bỏ được hoàn toàn mô và những mô tủy bị nhiễm trùng. Tuy nhiên thì nếu như bác sĩ chưa có kinh nghiệm thì rất dễ sẽ mắc phải những sai sót trong quá trình bọc răng sứ. Điển hình như là tủy răng chưa được lấy hết sạch và vi khuẩn còn ưu lại ở trong răng. Nhưng vẫn thực hiện lắp mão răng sứ vào thì tình trạng ê buốt là điều không thể xảy ra. Thậm chí bạn có thể còn phải đối mặt với một số rủi ro khác như bị mất răng thật, bị áp xe quanh răng hoặc viêm xương tủy hàm,…

  1. Bác sĩ mài nhiều men răng

Trước khi thực hiện bọc răng sứ thì các bác sĩ sẽ cần phải mài răng theo một tỷ lệ thích hợp để có thể làm cùi răng. Tuy nhiên thì đây không phải là một kỹ thuật đơn giản và cần phải đòi hỏi bác sĩ cần phải có kinh nghiệm và chuyên môn cao, cần phải thực hiện một cách thật tỉ mỉ. Nếu như bác sĩ tính toán tỉ lệ sai hoặc thực hiện thao tác không được chuẩn xác thì sẽ dẫn đến việc mài men răng quá nhiều phần men răng sẽ bị lộ ra bên ngoài. Đây cũng chính là một trong những số nguyên nhân khiến cho răng bị ê buốt sau khi hực hiện bọc răng sứ hoặc răng trở nên nhạy cảm hơn và gây ra tình trạng bị ê buốt kéo dài.

Bác sĩ sẽ cần phải mài răng theo một tỷ lệ thích hợp để có thể làm cùi răng

Bác sĩ sẽ cần phải mài răng theo một tỷ lệ thích hợp để có thể làm cùi răng

  1. Thói quen nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng chính là thói quen vô tình khiến cho những chiếc răng đối diện bị tác động một lực mạnh và liên tục lên trên phần răng sứ. Răng sứ sẽ phải chịu áp lực ở trong thời gian dài và làm răng bạn sẽ phải cảm thấy đau nhức, ê buốt răng.

Phải làm gì khi răng bị ê buốt sau khi thực hiện bọc răng sứ?

Bạn có thể dễ dàng làm giảm ở ê buốt ở răng sau khi thực hiện bọc răng sứ bằng những cách sau đây:

  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau đây chính là giải pháp nhanh nhất để khắc phục được tình trạng bị ê buốt và đau nhức sau khi thực hiện bọc răng sứ.
  • Sử dụng nước muối để súc miệng để giảm tình trạng ê buốt ngoài ra nó còn có khả năng loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa những bệnh lý liên quan đến răng miệng.
  • Chườm đá xung quanh vùng bị ê buốt cũng là một cách để giảm tình trạng ê buốt một cách hiệu quả.
  • Dùng hàm bảo vệ cũng là một cách bảo vệ giúp các răng tránh bị chạm trực tiếp vào nhau.

Mong rằng những thông tin ở phía bên trên có thể giúp bạn hiểu rõ thêm về nguyên nhân cũng như là cách xử lý khi bị ê buốt răng sau khi thực hiện bọc răng sứ. Nếu như bạn áp dụng những giải pháp trên mà không có hiệu quả thì bạn có thể đến nha khoa Tâm Nhất để điều trị nhé!

Chia sẻ: