NHA KHOA TÂM NHẤT

DENTAL AND MORE

Nên lấy tủy sau khi bọc răng sứ không?

Bọc răng sứ là một phương pháp được nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu phục hình lại răng để làm thẩm mỹ lại hàm răng có nhiều khiếm khuyết. Vậy trước khi thực hiện bọc răng sứ thì có cần lấy tủy không? Là thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất hiện nay.

Như thế nào là lấy tủy răng?

Lấy tủy răng chính là một thủ thuật sẽ được thực hiện để có thể loại bỏ được các mô mềm ở bên trong răng. Nó thường sẽ được thực hiện khi răng đã bị nhiễm trùng hoặc là bị hư hại đến mức những chất chứa trong buồng tủy sẽ tiếp xúc với tất cả những thứ trong khoang miệng như vi khuẩn. Thuốc tê thường sẽ được sử dụng trước khi bắt đầu thủ thuật và nha sĩ sẽ khoan một lỗ vào những chiếc răng bị tổn thương. Nha sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ để lấy hết tủy buồng và tủy chân đã bị hư tổn, tạo hình ống tủy, nong rửa sạch. Sau đó thì chiếc răng đã chữa tủy sẽ được hàn kín bằng vật liệu hàn tủy và chụp mão răng được sử dụng để tạo thêm độ ổn định.

Nha sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ để lấy hết tủy buồng và tủy chân đã bị hư tổn

Nha sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ để lấy hết tủy buồng và tủy chân đã bị hư tổn

Nếu như không phải trường hợp thật sự cần thiết thì bác sĩ cũng sẽ không chỉ định lấy tủy răng. Bởi vì những răng đã lấy tủy thì sẽ trở nên không khỏe và chắc chắn như trước. Răng còn tủy sẽ giống như một cây xanh đang sống còn nếu những chiếc răng mà đã bị lấy tủy giống như một thân cây không còn nguồn sống nữa. Qua một thời gian, càng về lâu dài thì bạn sẽ nhận ra sự khác nhau rõ rệt.

Những trường hợp phổ biến khi bọc răng sứ không cần lấy tủy răng

Nhiều người thắc mắc không biết là khi thực hiện bọc răng sứ như thế nào và khi bọc răng sứ có cần lấy tủy không? Để có thể được hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo qua một số trường hợp phổ biến của bọc răng sứ mà không cần phải thực hiện lấy tủy răng:

  1. Cải thiện được vẻ ngoài của một hàm răng bị đổi màu, xỉn màu

Ngày nay thì có rất nhiều các phương pháp làm trắng răng khá hiệu quả nhưng lại không loại bỏ được hết các loại vết ố quá nặng. Một số những vết bẩn nhất định, chẳng hạn như là vết bẩn do sâu răng, hoặc là khi răng bị nhiễm tetracycline hoặc nhiễm fluoride mà không thể nào có thể được loại bỏ bằng các liệu pháp làm trắng thông thường. Mão răng thường sẽ được sử dụng ở trong những trường hợp này để có thể che đi được phần răng bị đổi màu và cải thiện được vẻ ngoài nụ cười của bạn.

  1. Răng bị sứt mẻ

    Răng bị sử mẻ thì không cần phải lấy tủy răng

    Răng bị sử mẻ thì không cần phải lấy tủy răng

Một số những vết vỡ và mảnh vụn không thông ra buồng tủy và chỗ này không cần phải lấy tủy răng. Bởi vì men răng thông thường thì sẽ bị vỡ ra trong những chấn thương như vậy, nên răng lúc này cần được bảo vệ bằng cách chụp mão răng sứ lên trên để tránh được tình trạng ê buốt. Một khi chụp răng được lắp vào thì hầu như sẽ không thể biết được răng nào mới là răng đã được phục hồi.

  1. Làm trụ khi cầu răng

Khi một người lựa chọn phương pháp cầu răng thì cũng như là một phương án thay thế răng. Khi hai răng gần nhất với khoảng trống sẽ được tạo ra bởi răng mất thường được làm mão răng sứ. Điều này có thể sẽ tăng cường được thêm sức mạnh cho cầu răng và khiến chúng sẽ trở thành nêm được tốt hơn cho cầu răng giả đó.

Làm trụ khi cầu răng

Làm trụ khi cầu răng

Thực tế thì việc chữa tủy và làm răng sứ không phải lúc nào cũng song hành cùng với nhau. Việc lấy tủy răng không phải lúc nào cũng cần phải làm mão răng và ngược lại. Chính vì thế mà khi có những dấu hiệu bất thường về tình trạng răng miệng hoặc là bạn đang có nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp về răng bạn có thể đến nha khoa Tâm Nhất để đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

Chia sẻ: